Tình
mẫu tử ở đâu cũng có
Tình
mẹ cho con như sóng biển tràn trề...
Đường
mẹ về,
Có
những cây đào dại!
Những
cây đào, chỉ lơ thơ vài quả cọc
Có
một vết gãy cành... nhìn xuống phía dưới
Là
vực sâu trăm thước!
Mẹ
nằm yên tĩnh dưới khe sâu,
Những
trái đào dại nằm vương vãi
Trong
tay mẹ còn nắm chặt một quả
Máu
trên người mẹ đã cứng lại thành một đám màu đen!
Tôi
lặng ngắm những cành đào chơ vơ trên triền núi
Tưởng
chừng...người mẹ điên ngã chúi vẫn gọi con
Tưởng
chừng... nụ cười ngây ngô của bà đang vì con mà hạnh phúc
Tưởng
chừng... tiếng kêu xé lòng lúc người mẹ phải xa con...
Bà
mẹ điên khờ dại
Sao
lại thí mạng mình vì mấy quả đào?
Quả
đào dại
Còn
ngọt đắng trên môi đứa con trai vừa kịp lớn!
Mẹ
đã đi thật rồi!
“Mẹ
ơi, Mẹ đau khổ của con ơi!
Con
hối hận đã nói rằng đào này ngọt!”
25/5/2012
Vũ Thủy
Tình cờ lang thang trên mạng, Vũ
Thủy đọc được truyện ngắn hết sức cảm động về một bà mẹ điên, một tình mẫu tử
thâm sâu khiến trái tim phải thổn thức. Vũ Thủy đã góp nhặt và sắp xếp lại vài
chi tiết trong truyện, để viết thành bài thơ mang tên “QUẢ ĐÀO DẠI”.
Dưới
đây là nội dung cốt truyện:
“Tình Mẫu Tử” viết về một người mẹ điên có
hoàn cảnh rất đỗi thương tâm. Nhân vật “tôi” trong truyện kể rằng: Ở trong làng
bỗng đâu xuất hiện một cô gái điên, đầubù tóc rối, nhìn ai cũng cười, chả ngại
ngồi “tè” trước mặt người khác... Bà nội anh thấy vậy bảo con trai mình đem cô
gái về làm vợ để có con nối dõi tông đường. Anh con trai 35 tuổi chưa vợ của bà
cảm thấy bất nhẫn; nhưng, vì hoàn cảnh gia đình quá nghèo, lại bị cụt mất một
tay trong khi lao động ở hầm đá, không có tiền cưới vợ, cuối cùng cũng đã nghe
lời mẹ. Cô gái điên trở thành mẹ, nhưng chẳng hề được bế con mình. Mẹ chồng sợ
đứa con dâu điên dại, không biết gì, làm
hại đứa bé, bà chỉ cho cô ta bế con một lần trước khi bị đuổi ra khỏi nhà. Bà
mẹ chồng có ác đâu, chỉ vì nhà không kiếm nổi cơm ăn cho cả 4 mạng người! Đứa
bé một tuổi đã phải xa mẹ, lớn lên nó đòi được gặp mẹ... Người mẹ điên dại chẳng có nhiều ý niệm về
cuộc đời, đã phiêu bạt kỳ hồ suốt mấy năm, rồi cũng lại tìm về cái làng ấy...
Đứa bé thấy mẹ mình là con mụ điên gớm guốc, đã chủi đuổi mẹ, không cho lại
gần... Bà nội cũng là phụ nữ, động lòng thương đứa con dâu, rồi cũng đón về
nhà, chỉ bảo cho đi cắt cỏ làm thuê... Buổi đầu tiên, cô con dâu đi làm một mình, cô làm bà mẹ chồng
ngạc nhiên vì hoàn thành công việc quá nhanh. Nào ngờ, người ta kéo đến đòi bồi
thường vì đám lúa đang trổ đòng của họ đã bị cắt cụt. Bà mẹ chồng biết lấy gì
đền, uất quá đánh con dâu tàn nhẫn trước mặt mọi người. Thấy vậy, người ta cũng
đành bỏ qua! Người mẹ điên không biết làm việc, nhưng hễ việc gì có liên quan
đến con trai, bà rất cố gắng! Một lần, trời mưa to, người mẹ điên mang ô đến
trường đón con, thằng bé bị bạn bè trêu ghẹo vì có bà mẹ điên lem luốc, nó xấu
hổ xông vào đánh bạn. Bà mẹ thấy con mình bị bắt nạt, phóng vào đánh lại bọn
trẻ... Kết quả là, có một học trò phải nhập viện. Phụ huynh người ta kéo đến
nhà, đập nát đồ đạc, đòi bồi thường cho con họ 1.000 Nhân dân tệ, vì cho rằng
con họ có lẽ đã bị lây bệnh điên đang nằm bệnh viện. Người chồng thấy cảnh nhà
như vậy, đồ đạc thì đã bị đập phá, lương tháng của anh chỉ có 50 NGT thì biết
làm sao đây... Quẫn trí, ông lấy thắt lưng da quất tới tấp vào người vợ, người
vợ điên chẳng hiểu gì, chỉ còn nằm quằn quại dưới đất... Trước cảnh đó, công an
cũng phải giảng hòa. Khi mọi người đã đi rồi, người chồng ôm xiết lấy vợ mà
khóc, trước sự chứng kiến của đứa con trai. Kể từ đó, đứa con trai không còn
hắt hủi mẹ nữa... Nghe lời khuyên của cha, nó ráng vào đại học để cứu gia đình
thoát khỏi cảnh khổ. Bà nội qua đời, bố cụt tay phải một mình lao động nuôi cả
gia đình. Nhân vật “tôi” đã lớn, phải trọ học xa nhà, người mẹ điên hằng tháng
phải băng đồi, vượt dốc đi tiếp tế cho con...
Một
ngày kia, bà mẹ điên đến trường thăm con, ngoài những đồ đạc mang theo thường
lệ, bà còn cho con mấy quả đào dại. Đứa con trai ăn đào rồi khen ngọt, bà mẹ
nhìn con với một nụ cười ngây ngô... Bà đã không biết rằng vì niềm hạnh phúc ấy
mà bà phải vĩnh viễn rời xa con của mình!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét