Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

BA HẠT DẺ CHO CÔ BÉ LỌ LEM



Tôi là chiếc lá non
Cho đời thêm son trẻ
Tôi là ba hạt dẻ
Tặng cô bé lọ lem...

Này! Bé ơi, hãy ước
Những bước chân rộn ràng...
Này! Bé ơi, hãy ước
Ước cho đời luôn vui!!!

                        6/6/2019
                        Hoa Mặt Trời

MONG ƯỚC MÀU XANH


Giọt sương đọng trên lá
Gió khẽ đùa bông hoa
Chân trời xa xa tít
Quả mít thơm thơm lừng
Hạt vừng nằm im ngủ
Ngọn đu đủ xanh vươn
Vườn nhà thênh thang nắng
Mong bầu trời xanh hơn!

                        5/6/2019
                        Hoa Mặt Trời

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

VNSL: NGÔ QUYỀN PHÁ QUÂN NAM HÁN




VNSL: PHẦN HAI - THỜI KỲ BẮC THUỘC


6-         NGÔ QUYỀN PHÁ QUÂN NAM HÁN:
Dưới trướng Dương Diên Nghệ
Có một người tài trí
Người ấy tên Ngô Quyền
Quê ở làng Đường Lâm(1)
Ra làm quan giup nước;
Được Diên Nghệ tin dùng
Đem con gái gả cho
Cùng giao cho trọng trách
Sai vào giữ Ái châu
Ngô Quyền đâu thoái thác
Một lòng vì nước non.
Khi tin dữ bay về
Ngô Quyền cử binh đi
Đánh nghịch thần Công Tiện;
Kiểu Công Tiện hoang mang
Sai người sang Nam Hán
Cầu cứu với vua này
Vua lệnh cho thái tử
Mau dẫn quân đi trước
Nhà vua tiếp ứng sau
Họ bàn bạc cùng nhau
Vui mừng như mở hội
Được cớ đánh Giao châu!
Cúi đầu tuân mệnh lệnh
Hoằng Tháo(2) từ biệt cha
Nhắm phương nam thẳng tiến.
Đến gần sông Bạch Đằng
Dẫu rằng chưa vào trận
Hắn đã nhận được tin
Kiểu Công Tiện bị giết.(3)

Giết xong Kiểu Công Tiện
Ngô Quyền dạy ba quân
Một mặt lo canh phòng
Khắp các nơi quan yếu
Mặt khác lo chuẩn bị
Cọc gỗ đầu bịt sắt
Cắm cọc dưới lòng sông
Chờ địch quân mà đánh!
Khi nước thủy triều lên
Quân Ngô Quyền khiêu chiến
Quân Nam Hán đuổi theo
Chúng hung hăng tiến vào;
Sóng Bạch Đằng lao xao
Quân Giao châu thua vờ
Chèo thuyền như sắp đuối.
Khi nước triều vừa xuống
Bên Ngô Quyền hồi quân
Thuyền quay đầu, đuổi giặc;
Quân Nam Hán bất ngờ
Bị đánh cho tan tác
Chúng gấp gáp tháo lui
Thuyền mắc vào cọc gỗ
Thủng, vỡ nát tan hoang
Lính chết hơn một nửa!
Hoằng Tháo bị bắt được
Ngô Quyền đem giết đi
Hán chủ hay tin ấy
Thương con, hắn khóc òa
Rồi vội vã thu quân
Về Phiên Ngung(4) lập tức!

Ôi! Náo nức niềm vui:
Trong thì giết nghịch thần
Báo thù cho nhạc phụ
Ngoài, thì phá địch quân
Bảo toàn cho đất nước
Ôi! Một người trung nghĩa
Ôi! Một đấng anh hùng
Còn lưu danh thiên cổ!
Ngô Quyền đã mở ra
Một trang sử tự hào
Ách Bắc thuộc nghìn năm
Đã chìm vào quá khứ!!!

Chú thích:
(1)       Đường Lâm: huyện Phú Thọ, tỉnh Sơn Tây
(2)       Hoằng Tháo: thái tử, con vua Nam Hán
(3)       Kiểu Công Tiện: bị Ngô Quyền giết năm 938
(4)       Phiên Ngung: kinh đô của Nam Hán lúc bấy giờ

VNSL: PHẦN PHỤ LỤC - KẾT QUẢ CỦA THỜI KỲ BẮC THUỘC



VNSL: HỌ KHÚC DẤY NGHIỆP




VNSL: PHẦN HAI - THỜI KỲ BẮC THUỘC


2-        HỌ KHÚC DẤY NGHIỆP: KHÚC THỪA DỤ(906-907)
Trước khi nhà Đường mất
Uy vua đã không còn
Loạn lạc nổi khắp nơi
Kẻ tha hồ cướp bóc
Người xưng đế, xưng vương;
Đất Giao châu, bấy giờ
Có một người hào phú
Tên là Khúc Thừa Dụ
Quê ông ở Hồng Châu(1) 
Tính tình ông khoan hòa
Được nhiều người kính phục;
Năm: chín trăm lẻ sáu
Đời vua Đường Chiêu Tuyên
Bên Giao châu cũng loạn
Chúng tôn Khúc Thừa Dụ(2)
Lên làm Tiết độ sứ
Để cai trị Giao châu
Chiêu Tuyên chẳng đặng đừng
Bấm bụng mà thuận theo.
Năm: chín trăm lẻ bảy
Nhà Đường mất ngôi vua;
Nhà Hậu Lương nắm quyền
Lưu Ẩn được phong vương(3)
Kiêm chức Tiết độ sứ
Quảng châu và Tĩnh Hải
Phải chăng họ có ý
Mưu chiếm lại Giao châu?
Bấy giờ Khúc Thừa Dụ
Làm quan Tiết độ sứ
Coi giữ đất Giao châu
Tuy chửa(4) được năm tròn
Nhưng tuổi già, sức yếu
Theo quy luật tự nhiên
Ông về cùng tiên tổ
Trao quyền lại cho con
Người này là Khúc Hạo!

Chú thích:
(1)       hồng Châu: thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay
(2)       chúng tôn Khúc Thừa Dụ: ở đây ý nói dân Giao châu nổi dậy, tôn Khúc Thừa Dụ lên làm quan cai trị họ
(3)       Lưu Ẩn: được nhà Hậu Lương phong làm Nam Bình vương kiêm thêm Tiết độ sứ Quảng châu và Tĩnh Hải(Giao châu), nhằm sau này có thể chiếm lại đất Giao châu
(4)       Chửa: lối nói của người miền bắc xưa, có nghĩa là chưa

3-        KHÚC HẠO(907-917):
Khúc Hạo nối nghiệp cha
Làm quan Tiết độ sứ
Thu vén lại trong ngoài
Nào là lộ, là phủ
Nào là châu, là xã(1)
Đặt quan lại trông coi
Sắp xếp việc sưu dịch(2)
Sửa sang việc thuế má
Thật quá là tinh tươm!
Một việc còn lớn hơn
Lòng ông luôn canh cánh
Muốn biết rõ thực hư
Ông sai con đi sứ
Kết hiếu với Quảng châu
Dò xét lòng Lưu Ẩn;
Tiết độ sứ Lưu Ẩn
Đóng phủ ở Phiên Ngung
Trải qua bốn năm trường
Rồi giã từ cõi thế.
Lưu Cung, em Lưu Ẩn
Lên làm Tiết độ sứ
Thời gian ngắn trôi qua
Nhân có chuyện bất bình
Không thích nhà Hậu Lương
Lưu Cung liền xưng đế
Quốc hiệu là Đại Việt
Năm: chín trăm mười bảy
Nước Đại việt đổi tên
Gọi là nước Nam Hán.

Chú thích:
(1)       Lộ; phủ; châu; xã: các đơn vị hành chính thời bấy giờ
(2)       Sưu dịch: một dạng lao động công ích
(3)       Lưu Cung: còn có tên khác là Lưu Nham

4-        KHÚC THỪA MỸ(917-923):
Năm: chín trăm mười bảy
Ông Khúc Hạo qua đời
Truyền nghiệp cho con trai
Tên là Khúc Thừa Mỹ
Thừa Mỹ kế nghiệp cha
Lên làm Tiết độ sứ
Ông theo nhà Hậu Lương
Không chịu theo Nam Hán.
Năm chín trăm hăm ba(1)
Nhà vua nước Nam Hán
Ra lệnh đánh Giao châu
Võ tướng Lý Khắc Chính
Thắng trận lập công đầu
Bắt được Khúc Thừa Mỹ
Tin về tới kinh đô
Vua Nam Hán vui mừng
Liền gọi ngay Lý Tiến
Phong cho làm thứ sử
Rồi cử tới phương nam
Cùng với Lý Khắc Chính
Trấn giữ đất Giao châu!

Chú thích:
(1)       Năm chín trăm hăm ba: năm 923

5-        DƯƠNG DIÊN NGHỆ VÀ KIỂU CÔNG TIỆN(931-938):
Năm chín trăm băm mốt(1)
Một tướng của Khúc Hạo
Tên là Dương Diên Nghệ
Vẫn âm thầm mộ quân
Nay nổi lên chống đối
Đánh đuổi quan quân Tàu
Dương Diên Nghệ thành công
Tự xưng Tiết độ sứ
Nắm giữ đất Giao châu.
Qua được sáu năm trường
Dương Diên Nghệ bị giết
Bởi nha tướng của ông
Hắn là Kiểu Công Tiện
Vì muốn cướp binh quyền
Đã ra tay phản chủ!

Chú thích:
(1)       Năm chín trăm băm mốt: năm 931


VNSL: BẮC THUỘC LẦN III - ĐỜI NGŨ QUÝ





VNSL: PHẦN HAI - THỜI KỲ BẮC THUỘC


3/ ĐỜI NGŨ QUÝ(907-959):
1-         TÌNH THẾ NƯỚC TÀU:
Năm chín trăm lẻ bảy(1)
Nhà Đường mất ngôi vua
Xảy ra loạn Ngũ Quý:
Nhà Hậu Lương, Hậu Đường
Nhà Hậu Tấn, Hậu Chu
Cùng với nhà Hậu Hán
Tranh giành một ngôi vua
Mỗi nhà đều giành được
Nhưng chỉ được vài năm
Trải dài cho tất cả
Năm mươi hai năm(2) trời
Ngần ấy năm loạn lạc
Gọi là loạn Ngũ Quý.(3)

Chú thích:
(1)       Năm chín trăm lẻ bảy: năm 907
(2)       Năm mươi hai năm: 52 năm
(3)       Ngũ Quý: còn gọi là Ngũ Đại

VNSL: HỌ KHÚC DẤY NGHIỆP



VNSL: BẮC THUỘC LẦN III -SỰ TRỊ LOẠN CỦA NƯỚC TÀU




VNSL: PHẦN HAI - THỜI KỲ BẮC THUỘC


10- SỰ TRỊ LOẠN CỦA NƯỚC TÀU:
Chuyện nước Tàu trước sau
Ngẫm thật là ngao ngán
Kể từ thời nhà Hán
Cho đến tận bấy giờ
Chẳng nhà nào bền lâu
Mỗi nhà lên cầm quyền
Cai trị vài trăm năm
Lại nảy sinh biến loạn
Rồi Nam, Bắc phân tranh
Suốt mấy chục năm trường
Nay nhà Đường suy vong
Thì gặp loạn Ngũ Quý.
Việc trị loạn của Tàu
Trước sau đều giống nhau
Tư tưởng không khai hóa
Nhân dân không hợp quần
Xã hội không phát triển
Quyền cai trị đất nước
Tập trung ở vài người
Tự quyền, họ tranh nhau
Dân chỉ là tôi tớ
Phải tuân theo mệnh trời!
Người Giao châu cũng vậy
Bị ảnh hưởng của Tàu
Khi thấy Tàu có loạn
Người Tàu bận việc nước
Ta có người đứng lên
Song, chỉ được vài tháng
Nhiều lắm là vài năm
Nước ta là nước bé
Người dân thì ít ỏi
Lại chẳng chịu đồng tâm
Không hiểu lẽ hợp quần
Nên đã chẳng thành công!



VNSL: BẮC THUỘC LẦN III - CAO BIỀN BÌNH GIẶC NAM CHIẾU




VNSL: PHẦN HAI - THỜI KỲ BẮC THUỘC


8- CAO BIỀN BÌNH GIẶC NAM CHIẾU:
Năm tám trăm sáu lăm(1)
Nhận lệnh của vua Đường
Giám quân(2) Lý Duy Chu
Cùng võ tướng Cao Biền
Sang Giao châu đánh giặc
Đóng quân ở Hải Môn;.
Duy Chu và Cao Biền
Bàn định với nhau xong
Cao Biền liền xuất phát
Cùng với năm ngàn quân;
Vốn không ưa Cao Biền
Lý Duy Chu trở mặt
Mặc kệ việc Cao Biền
Chẳng khởi binh tiếp ứng.
Khi ấy, ở Phong châu(3)
Quân rợ đang gặt lúa
Cao Biền dẫn quân đi
Bất ngờ tới đánh úp
Giết chết rất nhiều người
Lấy thóc gạo nuôi quân.
Đến tháng bốn năm sau
Năm tám trăm sáu sáu(4)
Nam Chiếu sai Dương Tập
Cùng hai tay phó tướng
Sang giúp Đoàn Tù Thiên.
Phía bên vua nhà Đường
Sai tướng Vi Trọng Tể
Dẫn sang bảy ngàn quân
Thấy có quân tiếp ứng
Cao Biền liền phát binh
Đi đánh quân Nam Chiếu
Thắng luôn mấy trận liền
Báo tin về kinh đô;
Duy Chu ỉm tin này
Hắn dâng sớ tâu vua
Rằng: Cao Biền lười biếng
Cứ ở mãi Phong châu
Chẳng chịu đi đánh giặc!
Nhà vua quá tức giận
Muốn hạch tội Cao Biền
Liền cử người sang thay.(5)
Cùng ngay trong tháng ấy
Cao Biền thêm thắng trận
Phá tung quân Nam Chiếu
Vây chặt lấy thành La(6)
Đã qua hơn mười ngày
Việc sắp sửa thành công
Bỗng chốc bị gọi về
Thay ông là Duy Chu
Cùng với Vương Án Quyền;
Ông vội giao quyền bính
Vào tay Vi Trọng Tể
Rồi tức tốc về triều
Tâu cùng vua mọi lẽ
Nhà vua vui vẻ lắm
Thăng chức cho Cao Biền
Lại cử sang Giao châu
Cầm quân đánh Nam Chiếu.
Cao Biền đến Giao châu
Vội giục binh đánh thành
Giết được Đoàn Tù Thiên
Người phía bên Mán thổ
Khắp nơi ra quy hàng.
Qua mười năm biến động
Giặc Nam Chiếu đã tan
Cao Biền lập công lớn
Giành lại đất Giao châu
Cho lãnh thổ nhà Đường.

Chú thích:
(1)       Năm tám trăm sáu lăm: năm 865
(2)       Giám quân: một chức quan trong triều đình nhà Đường
(3)       Phong châu: thuộc huyện Bạch hạc, tỉnh Vĩnh Yên
(4)       Năm tám trăm sáu sáu: năm 866
(5)       Vương Án Quyền: một vị tướng của nhà Đường được cử sang thay cho Cao Biền
(6)       Thành La: La thành, thủ phủ của Giao châu trước đây

9- CÔNG VIỆC CỦA CAO BIỀN:
Lấy về được Giao châu
Vua Đường liền sắp đặt
Một mặt thì đổi tên
An Nam thành Tĩnh Hải
Mặt khác, vua thưởng công
Phong chức cho Cao Biền
Lên làm Tiết độ sứ
Coi giữ đất Giao châu.
Vừa bắt tay vào việc
Ông lập nhiều đồn ải
Để phòng giữ biên thùy;
Lập ra sổ công quỹ
Sưu thuế sẽ thu vào
Để chi dụng việc công;
Cai trị dân đúng mực
Dân kính phục Cao Biền
Tôn gọi là Cao vương!
Bên bờ sông Tô Lịch
Thành Đại la khi đó
Đã xác xơ cả rồi
Cao Biền cho đắp lại
Bốn mặt thành Đại la
Tính cả thảy chiều dài
Là gần hai nghìn trượng(1)
Chiều cao của thành ấy
Hai trượng rưỡi có dư(2)
Dân cư trú trong thành
Hơn bốn mươi vạn nóc.
Còn nói tới giao thông
Những khúc sông thác ghềnh
Cao Biền sai phá thác
Giúp thuyền bè dễ đi.
Nhưng đến năm Ất vị
Năm tám trăm bảy lăm(3)
Nhà vua gọi Cao Biền
Về làm Tiết độ sứ
  phần đất Tứ Xuyên.
Trước khi rời Tĩnh Hải
Biền dâng sớ tâu vua
Tiến cử người cháu họ
Tên gọi là Cao Tầm
Lên làm Tiết độ sứ
Nắm giữ đất Giao châu!

Chú thích:
(1)       Trượng: đơn vị đo chiều dài(thời Trung Quốc cổ) tương đương 3,33 mét
(2)       Kích thước của thành Đại La gồm: chiều dài cả 4 mặt thành hơn 1982 trượng, tường thành cao hai trượng lẻ sáu thước; đường đê bao bọc ở ngoài thành dài khoảng 2126 trượng, cao một  trượng rưỡi và bề dày là hơn hai  trượng.
(3)       Năm tám trăm bảy lăm: năm 875