VNSL: PHẦN HAI - THỜI KỲ BẮC THUỘC
8- CAO BIỀN BÌNH GIẶC NAM CHIẾU:
Năm tám trăm sáu lăm(1)
Nhận lệnh của vua Đường
Giám quân(2) Lý Duy Chu
Cùng võ tướng Cao Biền
Sang Giao châu đánh giặc
Đóng quân ở Hải Môn;.
Duy Chu và Cao Biền
Bàn định với nhau xong
Cao Biền liền xuất phát
Cùng với năm ngàn quân;
Vốn không ưa Cao Biền
Lý Duy Chu trở mặt
Mặc kệ việc Cao Biền
Chẳng khởi binh tiếp ứng.
Khi ấy, ở Phong châu(3)
Quân rợ đang gặt lúa
Cao Biền dẫn quân đi
Bất ngờ tới đánh úp
Giết chết rất nhiều người
Lấy thóc gạo nuôi quân.
Đến tháng bốn năm sau
Năm tám trăm sáu sáu(4)
Nam Chiếu sai Dương Tập
Cùng hai tay phó tướng
Sang giúp Đoàn Tù Thiên.
Phía bên vua nhà Đường
Sai tướng Vi Trọng Tể
Dẫn sang bảy ngàn quân
Thấy có quân tiếp ứng
Cao Biền liền phát binh
Đi đánh quân Nam Chiếu
Thắng luôn mấy trận liền
Báo tin về kinh đô;
Duy Chu ỉm tin này
Hắn dâng sớ tâu vua
Rằng: Cao Biền lười biếng
Cứ ở mãi Phong châu
Chẳng chịu đi đánh giặc!
Nhà vua quá tức giận
Muốn hạch tội Cao Biền
Liền cử người sang thay.(5)
Cùng ngay trong tháng ấy
Cao Biền thêm thắng trận
Phá tung quân Nam Chiếu
Vây chặt lấy thành La(6)
Đã qua hơn mười ngày
Việc sắp sửa thành công
Bỗng chốc bị gọi về
Thay ông là Duy Chu
Cùng với Vương Án Quyền;
Ông vội giao quyền bính
Vào tay Vi Trọng Tể
Rồi tức tốc về triều
Tâu cùng vua mọi lẽ
Nhà vua vui vẻ lắm
Thăng chức cho Cao Biền
Lại cử sang Giao châu
Cầm quân đánh Nam Chiếu.
Cao Biền đến Giao châu
Vội giục binh đánh thành
Giết được Đoàn Tù Thiên
Người phía bên Mán thổ
Khắp nơi ra quy hàng.
Qua mười năm biến động
Giặc Nam Chiếu đã tan
Cao Biền lập công lớn
Giành lại đất Giao châu
Cho lãnh thổ nhà Đường.
Chú thích:
(1) Năm tám trăm sáu lăm:
năm 865
(2) Giám quân: một chức quan
trong triều đình nhà Đường
(3) Phong châu: thuộc huyện
Bạch hạc, tỉnh Vĩnh Yên
(4) Năm tám trăm sáu sáu:
năm 866
(5) Vương Án Quyền: một vị
tướng của nhà Đường được cử sang thay cho Cao Biền
(6) Thành La: La thành, thủ
phủ của Giao châu trước đây
9- CÔNG VIỆC CỦA CAO BIỀN:
Lấy về được Giao châu
Vua Đường liền sắp đặt
Một mặt thì đổi tên
An Nam thành Tĩnh Hải
Mặt khác, vua thưởng công
Phong chức cho Cao Biền
Lên làm Tiết độ sứ
Coi giữ đất Giao châu.
Vừa bắt tay vào việc
Ông lập nhiều đồn ải
Để phòng giữ biên thùy;
Lập ra sổ công quỹ
Sưu thuế sẽ thu vào
Để chi dụng việc công;
Cai trị dân đúng mực
Dân kính phục Cao Biền
Tôn gọi là Cao vương!
Bên bờ sông Tô Lịch
Thành Đại la khi đó
Đã xác xơ cả rồi
Cao Biền cho đắp lại
Bốn mặt thành Đại la
Tính cả thảy chiều dài
Là gần hai nghìn trượng(1)
Chiều cao của thành ấy
Hai trượng rưỡi có dư(2)
Dân cư trú trong thành
Hơn bốn mươi vạn nóc.
Còn nói tới giao thông
Những khúc sông thác ghềnh
Cao Biền sai phá thác
Giúp thuyền bè dễ đi.
Nhưng đến năm Ất vị
Năm tám trăm bảy lăm(3)
Nhà vua gọi Cao Biền
Về làm Tiết độ sứ
Ở phần đất Tứ Xuyên.
Trước khi rời Tĩnh Hải
Biền dâng sớ tâu vua
Tiến cử người cháu họ
Tên gọi là Cao Tầm
Lên làm Tiết độ sứ
Nắm giữ đất Giao châu!
Chú thích:
(1) Trượng: đơn vị đo chiều
dài(thời Trung Quốc cổ) tương đương 3,33 mét
(2) Kích thước của thành Đại
La gồm: chiều dài cả 4 mặt thành hơn 1982 trượng, tường thành cao hai trượng lẻ
sáu thước; đường đê bao bọc ở ngoài thành dài khoảng 2126 trượng, cao một trượng rưỡi và bề dày là hơn hai trượng.
(3) Năm tám trăm bảy lăm:
năm 875
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét