Thứ Ba, 2 tháng 8, 2022

TÔI HỌC LÀM THƠ

Những điều tôi viết ra đây, là tất cả những gì tôi đã thu hoạch được, sau khi học xong giáo trình “Elements of Poetry” theo chương trình Giáo Dục Từ Xa của Hadley School for the Blind. Hy vọng những ghi chép của tôi có thể giúp ích cho những bạn đọc nào thích học làm thơ!

 

BƯỚC KHỞI ĐẦU

 

Bạn thân mến, trước khi bắt tay vào việc làm thơ, bạn hãy trả lời cho chính mình câu hỏi dưới đây:

    Người ta làm thơ bởi vì:

1  Họ muốn nổi tiếng

-          2  Họ có những điều muốn bày tỏ nhưng không có cách nào khác ngoài cách viết ra một bài thơ

Bạn, bạn thuộc loại số 1 hay số 2?

 

-Thơ ca ở rải rác chung quanh chúng ta: một thoáng mưa rơi ngoài song cửa, một cơn gió lướt qua mặt hồ, một đoạn ký ức xa xôi thời thơ ấu, những biến cố vui buồn trong cuộc sống của bạn, mọi thứ mọi vật và mọi sự việc... đều có thể trở thành chất liệu cho bạn bắt tay vào việc sáng tác thơ.

-Nếu bạn muốn làm thơ, bạn nên: Đọc nhiều và thật nhiều những bài thơ!

Thơ ca được tạo nên bởi: Từ ngữ; Âm thanh; Ý nghĩa; và đặc biệt là Vần kết hợp với nhịp điệu. Vì thế, ta cần phải đọc nhiều để có thể cảm nhận bằng tai nghe, sự hiện diện của vần và nhiệp điệu trên mỗi dòng thơ.

-Chính vì thơ được tạo nên bởi sự kết hợp giữa các từ ngữ và âm thanh sao cho có vần có điệu, mỗi bài thơ tự nó có giai điệu và nhịp phách tựa như âm nhạc vậy.

-Bài thơ hay, không hẳn là bài thơ dài!

Bạn diễn đạt một ý tưởng càng cô đọng xúc tích bao nhiêu, thì bài thơ của bạn càng có sức lôi cuốn người đọc bấy nhiêu; vì khi đó, bài thơ như một câu đố, nó kích thích người đọc đi tìm lời giải đáp.

-Bài thơ tốt nhất, là bài thơ có tâm điểm mang tính đạo đức khiến cho người ta trở nên tốt hơn con người mà họ đang sống.

-Thơ là một hình thức để chia sẻ tâm tình cho nhau, nó cũng là một hình thức để người viết trải tâm tình ra với chính mình.

Sau khi đã ghi nhớ hết những điều tôi vừa trình bày, bạn hãy cùng tôi xem xét thật kỹ các yếu tố của thơ ca trong những phần tiếp theo, bạn nhé!

 

1/ KÝ ỨC

 

2/ LIỆT KÊ

 

3/ QUAN SÁT

 

4/ ĐỐI THOẠI

 

5/ HÌNH THỨC

 

6/ SỰ ĐỊNH HÌNH & CHỈNH SỬA

 

7/ ÂM ĐIỆU

 

8/ NHAN ĐỀ

 

            

1 nhận xét: