Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

TÔI HỌC LÀM THƠ: 7/ ÂM ĐIỆU

Những yếu tố cấu thành âm điệu trong thơ ca:

1/ Sự chọn lựa từ ngữ

2/ Người và quan điểm

3/ Nhịp điệu, âm thanh và kiểu câu

4/ nội dung trên mặt chữ

Trong quá trình sáng tác, sự chọn lựa từ ngữ làm ảnh hưởng đến âm điệu của bài thơ.

Nhịp điệu của một bài thơ cũng có những chỗ ngắt nghỉ ngẫu nhiên và có những chỗ tạm dừng để lấy hơi giống như trong một cuộc nói chuyện.   

*Ví dụ: xem xét bài thơ “Cụ Già Bán Cá”

Buổi trưa hiu hắt nắng buồn

  Già nua một bóng ven đường đợi ai

    Bóng gầy như giọt sương phai

  Người trong chiếc áo vá vai bạc màu.

 

    Mắt người đượm nét van cầu

  Tiếng rao khàn mỏi chìm đâu mất rồi

    Chợt như trượt xuống chân đồi

  Người đi từng bước rã rời gian nan!

 

    Chợ trưa vắng khách hầu tàn

  Rổ thưa trĩu nặng... mấy con cá buồn...

    Lời rao như có như không

  Rơi vào thăm thẳm mênh mông kiếp nghèo!...

Bài thơ trên đây mang quan điểm của một người có nỗi buồn thương cảm đối với cụ già bán cá. Những từ ngữ được chọn lựa đã làm nổi bật quan điểm ấy, là: “nắng buồn” ở dòng thơ mở đầu; giả sử, ta thay “nắng buồn bằng từ khác, chẳng hạn:

·         Buổi trưa trời nắng thênh thang

·        Cũng là sự diễn tả buổi trưa nắng, nhưng trong cách lựa chọn này không đượm nét buồn của sự thương cảm; nói cách khác, cái nhìn về sự việc mà ta đã diễn tả trong khổ thơ đã không còn vẻ trĩu buồn như lúc ban đầu. Đồng thời, sự thay đổi những từ ấy bằng một vài từ láy cũng đã làm cho tiết tấu của khổ thơ có vẻ nhanh hơn, khác hẳn với trước:

    Buổi trưa trời nắng thênh thang

  Cụ già buông gánh bên đàng đợi ai

    Bóng gầy như giọt sương phai

·          Người trong chiếc áo vá vai bạc màu.

·         

    Mắt nhìn xuôi, ngược hồi lâu

·          Cụ bà nét mặt dàu dàu bước đi

    Trên vai quang gánh rã rời

·          Tiếng rao khàn mỏi tựa lời thở than!

·         

·            Buổi trưa, chợ vắng thênh thang

·          Có người gánh cá bên đàng đợi ai

·            Từng cơn nắng đổ mệt nhoài

·          Nắng thương bà cụ miệt mài mưu sinh!!!

·        *Hình thức của bài thơ trước sau vẫn thế, nhưng khi đọc đi đọc lại nhiều lần ta sẽ thấy âm điệu của bài thơ đã nhạt đi sắc thái buồn. Với sự thay đổi của một vài từ ngữ, hai câu kết của bài thơ tuy không còn trĩu nặng nỗi buồn thương cảm cho một kiếp nghèo như cách thể hiện của bài thơ lúc ban đầu, nhưng có thể sẽ để lại trong lòng bạn một nỗi gì còn thấm thía hơn, sâu sắc hơn. So sánh trước và sau khi thay đổi từ ngữ cũng như thay đổi quan điểm của bài thơ; tiết tấu có lúc nhanh hơn, có lúc chậm hơn; nội dung trên mặt chữ có lúc biểu tỏ rõ ràng hơn, có lúc chỉ mang tính ẩn dụ... hiệu quả của những thay đổi đó đã tạo nên sự thay đổi âm điệu của bài thơ. Có những bài thơ khi vừa đọc lên, âm điệu của nó ngay lập tức đã gieo vào lòng ta những nốt nhạc trầm bổng, nhiều nhạc sĩ đã tìm được nguồn cảm hứng sáng tác nhạc từ trong thơ ca là vì vậy.

  Ví dụ: bài thơ “Cô gái mù với ly café trắng” của Vũ Thủy ngay sau khi đăng tải trên website Dũng Lạc đã được  nhạc sĩ Phạm Trung phổ nhạc; sau đó, ít nhất đã có hai vị linh mục nghe Vũ Thủy đọc bài thơ vừa dứt, liền hỏi: “Bài thơ này đã có ai phổ nhạc chưa?”...

CÔ GÁI MÙ VỚI LY CÀ PHÊ TRẮNG

Ly cà phê đen trước mặt

Ngụm đắng nhuộm cuộc đời?

Cuộc đời trắng hay đen, thành công hay thất bại ?

Hãy hỏi lòng mình chọn trắng hay đen

 

Cả bầu trời trước mặt ...

Đôi mắt con không thấy ánh mặt trời

Nhưng với con cuộc đời đầy nắng ấm

Bởi quanh con đã có những bàn tay

Trao cả con tim, xiết chặt tình người

Đôi chân con bước đi vững chãi

Bởi có những bàn chân đi mở lối tâm hồn

Gieo hy vọng cho người mù tăm tối

Ly cà phê cho con ngọt ngào hơi sữa

Bởi nó như cuộc sống đầy bao dung

Đã cho con ngọt bùi trong cay đắng

 

Cuộc đời trắng hay đen ?

Riêng cô gái mù thấy ly cà phê trắng

Bởi dòng sữa yêu người, đời đã ban cho

Cô giơ tay hướng về Thượng Đế

"Xin cảm ơn Người, Người mãi ở bên con!"

 

                                                                                    29. 5. 2002.

                                                                                    Vũ Thủy

 

Mời xem bài 8: NHAN ĐỀ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét