VIỆT
NAM SỬ LƯỢC TRONG THƠ
VNSL:
PHẦN BA - THỜI KỲ TỰ CHỦ
5/ NHÀ TỐNG
LẤY ĐẤT QUẢNG NGUYÊN:
Tống triều
nghe tin dữ
Từ Khâm,
Liêm, Ung châu
Quan
quân Tàu thua trận
Nhà vua
đầy tức giận
Sai võ
tướng Quách quỳ
Làm quan
Chiêu thảo sứ
Triệu Tiết
làm phó quan
Hẹn ước
với Chiêm Thành
Hẹn với
cả Chân Lạp
Cùng tiến
đánh Giao Châu
Tháng chạp,
năm bính thìn
Năm: một
nghìn bảy sáu(1)
Giặc Tàu
tới Đại Việt
Lý Thường
Kiệt chặn đánh
Trên bờ
sông Như Nguyệt(2)
Bờ bên
kia, quân Tống
Đá bắn
qua như mưa
Quân ta
thiệt hại nhiều
Vẫn liều
thân chống giữ.
Đêm đó,
sông thanh tịnh
Chợt
văng vẳng thinh không
Âm thanh
như tiếng sấm
Một bài
thơ hùng hồn:
SÔNG NÚI
NƯỚC NAM VUA NAM Ở(3)
RÀNH
RÀNH ĐỊNH PHẬN TẠI SÁCH TRỜI
CỚ SAO
LŨ GIẶC SANG XÂM PHẠM
CHÚNG
BAY SẼ BỊ ĐÁNH TƠI BỜI
Nghe được
lời thơ ấy
Ai nấy đều
hân hoan
Quan
quân tăng khí thế
Địch chẳng
thể tiến lên
Hai bên
đều chống giữ
Mãi ở thế
giằng co
Kéo dài
không có lợi
Lý triều
xin hoãn binh.
Tình
hình quân nhà Tống
Có thuận
lợi hơn gì
Vì thiệt
hại cũng lắm
Binh chết
hơn một nửa
Thổ nhưỡng,
họ chẳng quen
Vua Tống
bèn ưng thuận
Lui về
giữ Quảng Nguyên(4)
Châu Tư
Lang(5), châu Mậu
Tô
châu(6) và Ôn châu(7).
Năm: một
nghìn bảy tám(8)
Vua Lý
sai sứ giả
Tên là
Đào Tông Nguyên
Dùng voi
thay lễ vật
Dâng cho
vua nhà Tống
Người sứ
giả họ Đào
Cũng lựa
lời nói khéo
Đòi lại
đất Quảng Nguyên;
Vua Tống
ra điều kiện
Ta phải
trả cho Tàu
Những
người bị ta bắt
Ở Khâm,
Liêm, Ung châu.
Năm một
nghìn bảy chín(9)
Nhà vua
Lý Nhân Tông
Trả lại
cho nhà Tống
Gồm cả nữ
và nam
Hai trăm
hăm mốt người(10)
Vua lấy
lại Quảng Nguyên.
Năm: một
nghìn tám bốn(11)
Quan
binh bộ Thị lang
Tên là
Lê Văn Thịnh
Được cử
sang nước Tàu
Bàn việc
chia địa giới
Lời phân
giải của ông
Thuận
tai vua nhà Tống
Vua bằng
lòng hoàn trả
Toàn vẹn
đất Giao Châu
Nước ta
và nước Tàu
Lại
thông sứ như xưa.
Năm: một
nghìn tám bảy(12)
Đó là
năm đinh mão
Nhà Tống
sai sứ giả
Sang nước
ta, Đại Việt
Phong
vương cho Nhân Tông
Gọi là
Nam Bình vương.
Và đến
năm bính ngọ
Nghìn một
trăm hăm sáu(13)
Phía bắc
của nước Tàu
Bị nước
Kim(14) lấn chiếm
Nhà Tống
phải dời đi
Xuống
phía nam trấn giữ
Đóng đô ở
Hàng Châu(15)
Ta gọi
là Nam Tống!
Chú
thích:
(1) Một nghìn bảy sáu: 1076
(2) Sông Như Nguyệt: đoạn sông Cầu chảy qua làng
Như Nguyệt, thuộc tỉnh Bắc Ninh
(3) Bản gốc của bài thơ:
Nam-quốc
sơn-hà Nam đế cư
Tuyệt
nhiên định phận tại thiên thư
Như hà
nghịch lỗ lai xâm-phạm
Nhữ đẳng
hành khan thủ bại hư
(4) Châu Quảng Nguyên: vùng đất thuộc tỉnh Cao Bằng
ngày nay
(5) Châu Tư Lang: thuộc tỉnh Cao Bằng ngày nay
(6) Châu Tô và châu Mậu: thuộc vùng giáp ranh tỉnh
Cao Bằng và Tỉnh Lạng Sơn ngày nay
(7) Ôn châu: thuộc tỉnh Lạng Sơn ngày nay
(8) Một nghìn bảy tám: 1078
(9) Năm một nghìn bảy chín: năm 1079
(10) Hai trăm hăm mốt người: 221
người. Những người này được trả lại cho nhà Tống-- nam từ 15 tuổi trở lên bị
thích chữ: Thiên Tử Binh, từ 20 tuổi trở lên thì bị thích chữ: Đầu Nam Triều
lên trán; nữ thì bị thích chữ: Quan Khách trên cánh tay.
(11) Năm một nghìn tám bốn: năm
1084
(12) Năm một nghìn tám bảy: năm
1087
(13) Nghìn một trăm hăm sáu:
1126
(14) Nước Kim: vùng đất thuộc
Mãn châu
(15) Hàng châu: thuộc Triết Giang
6/ ĐÁNH
CHIÊM THÀNH:
Năm: một
nghìn bảy lăm(1)
Trước
khi đánh nhà Tống
Ta sang
đánh Chiêm Thành
Bởi họ
thường quấy nhiễu
Khiến
dân ta khổ sở;
Lý Thường
Kiệt sang đó
Đánh tan
bọn giặc cỏ
Ông cho
vẽ địa đồ
Những châu
thuộc về ta
Đấy là
châu: Địa Lý
Bố Chính
và Ma Linh
Rồi cho
người sang ở.
Và đến
năm quý mùi
Nghìn một
trăm lẻ ba(2)
Xảy ra
cuộc phản loạn
Bởi bàn
tay Lý Giác
Ngay
trên đất Diễn Châu
Lý Thường
Kiệt vào đánh
Giác
thua, phải bỏ chạy
Trốn
sang nước Chiêm Thành;
Tới được
nước Chiêm Thành
Hắn tìm
Chế Ma Na
Là Quốc
vương Chiêm Thành
Cùng ông
ta mưu tính
Tiến
đánh nước Đại Việt
Lấy lại
ba châu cũ
Địa Lý
và Ma Linh
Cùng với
châu Bố Chính.
Năm sau,
năm giáp thân
Nghìn một
trăm lẻ bốn(3)
Lý Thường
Kiệt cầm binh
Vào đánh
nước Chiêm Thành
Chế Ma
Na thua chạy
Xin trả
lại ba châu(4);
Người lập
được công đầu
Tuổi đã
ngoài bảy mươi
Tướng
quân Lý Thường Kiệt
Trở về
nơi chốn cũ
Vần vũ cứ
thế trôi
Rồi một
năm sau đó
Ông cỡi
hạc về trời
Người Đại
Việt tiếc thương
Hoài niệm
một danh tướng!
Vào một
năm đinh vị
Nghìn một
trăm hăm bảy(5)
Lý Nhân
Tông qua đời
Ngài làm
vua Đại Việt
Năm mươi
sáu năm trường
Một chặng
đường miên man
Có muôn
vàn gian khó
Có cả
lúc thăng hoa!
Chú
thích:
(1) Năm một nghìn bảy lăm: năm 1075
(2) Nghìn một trăm lẻ ba: 1103
(3) Nghìn một trăm lẻ bốn: 1104
(4) Ba châu: Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính là ba
châu mà quốc vương của Chiêm Thành là Chế Củ đã dâng cho vua Thánh Tông để đổi
lấy tự do
(5) Nghìn một trăm hăm bảy: 1127
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét