VIỆT NAM SỬ LƯỢC TRONG THƠ
VNSL: PHẦN BA - THỜI KỲ TỰ CHỦ
6/ SỨ AN NAM SANG TÀU XIN
HÒA:
Quân Nguyên sang Đại Việt
Mấy lần phải về không
Chẳng những không được gì
Mà còn thua thảm hại.
Nhưng, Đại Việt nước nhỏ
Nước Tàu thì quá to
Nếu cứ mãi chiến tranh
Thắng, bại ta chưa biết
Đã biết trước một điều
Dân ta phải lầm than
Bởi lý do như vậy
Tháng mười năm mậu tý
Nghìn hai trăm tám tám(1)
Nhà vua Trần Nhân Tông
Sai ông Đỗ Thiên Thứ
Sang sứ bên nước Tàu
Xin hòa hiếu như xưa.
Nguyên chủ liền ưng thuận
Chấp nhận cho thông hòa
Bởi ông ta đã rõ
Chẳng dễ chiếm An Nam!
Tháng hai năm kỷ sửu
Nghìn hai trăm tám chín(2)
Nhân Tông cử người đi
Trả về Tàu các tướng:
Tích Lệ và Cơ Ngọc;
Riêng Phàn Tiếp sầu lo
Đến nỗi bệnh mà chết
Nhân Tông sai hỏa thiêu
Cấp cho người và ngựa
Đưa hài cốt về Tàu;
Các đầu mục(3) bị bắt
Cũng được thả cho về;
Duy có Ô Mã Nhi
Đã giết hại nhiều người
Nhà vua chẳng muốn tha
Nhưng ngại đường hòa hiếu
Đành phải dụng mưu thâm
Sai người đi âm thầm(4)...
Ở giữa bể lênh đênh
Chiếc thuyền kia bị chìm
Ô Mã Nhi chết đuối
Nguyên chủ trách được ai?
Chú thích:
(1) Nghìn hai trăm tám tám: 1288
(2) Nghìn hai trăm tám chín: 1289
(3) Đầu mục: người chỉ huy một toán quân nhỏ
(4) Có sách viết: gia tướng của Hưng Đạo Vương là Yết Kiêu, được cử
đi theo thuyền, nửa đêm lặn dưới nước, đục thủng chiếc thuyền chở Ô Mã Nhi...
7/ ĐỊNH CÔNG, PHẠT TỘI:
Tháng tư năm kỷ sửu
Năm một nghìn hai trăm tám
chín
Sau cuộc chiến, việc bời bời
Lúc này vua mới định tội, thưởng
công
Nhà vua Trần Nhân Tông ban bố:
Cuộc chiến tranh ngày đó xảy
ra
Hễ ai mà có công to
Là vương hầu, vua cho thăng
trật
Là tướng sĩ khác họ, vua ban
quốc tính(1)...
Phạm Ngũ Lão người làng Phù Ủng
Được thăng làm Quản Thánh dực
quân;
Nguyễn Khoái lãnh tước Liệt hầu(2)
Vua ban thực ấp: một làng
(Khoái Châu);(3)
Chúa mường(4) cũng được phong
hầu
Ấy là vua kể người nào có
công
Người đã dám xả thân diệt giặc
Dẫn dân binh đi bắt địch
quân!
Nhà vua sai bảo văn thần
Tận tường ghi chép công danh
người hùng
Viết thành quyển: TRUNG HƯNG
THỰC LỤC
Giúp đời sau, ký ức không
phai;
Vua sai thợ vẽ chân dung
Vẽ hình các tướng, anh hùng
nước Nam
Gác công thần, các tranh treo
đó
Hằng nêu cao ý chí người xưa!
Định công rồi...
Vua xét tội những người hàng
giặc:
Khi quân Nguyên mặc sức ngang
tàng
Triều thần lắm kẻ hai mang
Âm thầm viết giấy xin hàng tướng
Nguyên
Khi giặc chạy cuống cuồng về
nước
Thư xin hàng lúc trước còn
đây
Đình thần có vị phán ngay:
“Đem ra trị tội hạng này cho
xong!”
Thượng Hoàng Trần Thánh Tông
bèn nói:
“Kẻ tiểu nhân, chấp tội ích
chi!”
Nói rồi, sai một bề tôi
Đem đi đốt hết các thư xin
hàng.
Những kẻ thực đã sang hàng giặc
Hoặc xử tử, hoặc đày biệt xứ;
Còn Trần Kiện, đã thành ma
Có Trần Văn Lộng theo về cõi
âm
Hai kẻ này thuộc dòng tôn thất
Con cháu nay bị tước họ Trần(5)
Duy: Trần Ích Tắc sa chân
Tham sinh húy tử nhục thân
xin hàng
Tình cận thân vua càng khó xử
Ý răn đời vua phải nêu ngay
Từ nay tên gọi “Ả Trần”(6)
Ban cho Ích Tắc làm tên thường
dùng;
Bọn quân dân đường cùng hàng
giặc
Vua thương tình tự khắc tha
cho
Tội to phải kể hai làng
Bàng Hà, Ba Điểm ra hàng đầu
tiên
Giặc mới đến đã xin hàng giặc
Cả làng sao bạc nhược như
nhau
Từ nay cho đến mai sau
Tuổi hoàng nam, ắt phải mau
đi lính
Mộng làm quan, chấm dứt từ
đây!
Thưởng công, phạt tội xong rồi
Thái Thượng Hoàng về Thiên
Trường phủ
Mỗi vuổi chiều nghe gió ru lá
hát
Hồn thanh thoát an nhiên
Tháng năm, năm canh dần
Nghìn hai trăm chín mươi
Thượng Hoàng rời dương thế
Ngài về với tổ tiên!
Chú thích:
(1) Quốc tính: họ của nhà vua
(2) Liệt hầu: chỉ những ai trong tôn thất hoặc là công thần mới được
vua ban chức này
(3) Khoái Châu: Nguyễn Khoái được vua ban cho một làng làm thực ấp(hoa
lợi trong làng phải trích lại một phần theo quy định của triều đình, phần này
vua ban cho Nguyễn Khoái)), lúc ấy tên làng được gọi là Khoái lộ, mãi sau này
thành phủ Khoái Châu, thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay
(4) Chúa mường: chỉ các tù trưởng, người đứng đầu làng tộc Mường,
Tày, Thái, Dao...
(5) Tước họ Trần: con cháu của hai ông này đều phải đổi sang họ
Mai
(6) Ả Trần: ý chê bai là nhát như đàn bà con gái; thiết nghĩ, một
người có học vấn rộng nhiều tài hoa như Trần Ích Tắc bị xử phạt kiểu này cũng
không phải là nhẹ
8/ ĐỊNH CUỘC HÒA HIẾU:
Sau hai lần thất bại
Vua Nguyên phải hiếu hòa
Nhưng lòng vẫn chưa nguôi
Vẫn có ý báo thù
Muốn cất binh đánh nữa
Cận thần đều can ngăn:
“Xin vua sai sứ giả
Sang An Nam chiêu dụ
Vụ này nếu chẳng xong
Bấy giờ ta hẵng tính!”.
Vua Nguyên nghe cũng thuận
Liền sai quan Thượng thư
Là ông Trương Lập Đạo
Mau sang sứ An Nam.
Nhà vua Trần Nhân Tông
Trước khi gặp sứ giả
Cũng đã hiểu ý rồi
Ngài nói với Lập Đạo:
“Quả nhân đang có tang
Chẳng thể sang quý quốc
Sẽ cử người sang thay!”;
Vua sai Nguyễn Đại Phạp
Thay mặt vua sang Tàu
Nguyễn Đại Phạp đi sứ
Nói với vua Nguyên rằng:
“Chúa tôi xin cáo tang
Không thể sang quý quốc
Xin để qua năm sau!”
Thế rồi, qua năm sau
Không thấy động tịnh gì
Nguyên triều họp bàn nhau
Sai Trần Phu, Lương Tằng
Qua An Nam lần nữa
Giục Nhân Tông sang chầu.
Vua Nhân Tông chẳng đi
Sai ông Đào Tử Kỳ
Đem lễ vật sang cống;
Không thấy mặt Nhân Tông
Vua nhà Nguyên giận lắm
Bèn bắt luôn Tử Kỳ
Rồi sai Lưu Quốc Kiệt
Cùng các tướng bàn thảo
Chọn lấy ngày khởi binh
Ai nấy lo chuẩn bị
Lại sai Trần Ích Tắc
Về hội ở Tràng Sa
Chúng còn đương sửa soạn
Hốt Tất Liệt qua đời
Nguyên Thánh Tông lên ngôi
Việc khởi binh đành bãi
Tử Kỳ được tha về
Kể từ đó mới thôi
Chiến tranh không bàn nữa
Hai nước lại thông hòa!
(còn tiếp: NHÀ TRẦN PHẦN HAI)